Học ngoại ngữ
bằng hai bán cầu não
Bạn thân mến, chắc bạn cũng đã biết, não bộ con người
chia làm hai bán cầu não: trái và phải?
Trong khi bán cầu não phải thiên về âm nhạc, hội họa, màu sắc, tình cảm...
thì bán cầu não trái lại có khả năng ghi nhớ về số học, ngôn ngữ, sự kiện, lập
luận ... Bạn hoạt động thiên về lĩnh vực nào hơn thì bán cầu não bên ấy của bạn
sẽ hoạt động nhiều hơn, và tạo ra các liên kết Nơron thần kinh càng nhiều. Kết
quả là nó giúp bạn càng giỏi về lĩnh vực ấy.
Nhưng cũng thật vô dụng nếu chỉ có một bán cầu não của
bạn làm việc, một bán cầu não còn lại thì nghĩ ngơi. Nếu bạn thiên vị chỉ để
cho một bán cầu não làm việc cật lực, còn bán cầu não kia không làm gì thì nó
sẽ thành kẻ vô công rỗi nghề phá hoại.
Bán cầu não rãnh rỗi đó sẽ làm giảm sự tập trung của bạn.
Phương pháp học
tập chỉ phát huy khả năng của một bán cầu não chính là chương trình dạy trong
phần lớn trường học hiện nay. Có phải
khi bạn học ở trường và quan sát thì thấy: học sinh thường có thiên hướng về
từng khối học A, B, C, D và chỉ đặc biệt giỏi về khối đó? Trong giờ học Văn
hoặc Ngoại ngữ bạn chỉ học rặt những con chữ? Trong giờ học Toán bạn chỉ tập
trung ghi nhớ những công thức và những con số?
Giờ học vẽ bạn chỉ chuyên chú về màu sắc và đường nét?
Khi bạn hoạt động chuyên về khả năng của bán cầu não nào thì chỉ có một bán cầu
não đó, hoặc trái hoặc phải, nhận trách nhiệm và làm việc chăm chỉ. Bán cầu não
còn lại không có việc gì làm chúng sẽ làm xao nhãng sự chú ý của bạn. Cho nên
bạn thấy khi học trên lớp, bạn chỉ tập trung được một thời gian ngắn rồi sau đó
mất tập trung và cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ... Và thế là nó làm cho khả năng
hoạt động hiệu quả của bán cầu não bên kia cũng tuột dốc theo.
Như bạn biết, phương pháp học tiếng Anh mà chúng ta học
lâu nay trong trường lớp là lắng nghe và lặp lại “Listen and Repeat”, học viên cứ lặp đi lặp lại theo những gì giáo viên
nói, như đọc từ vựng, đọc câu, đọc nguyên đoạn...đây là một cách học thật sự
gây sự nhàm chán và không mang lại kết quả cao.
Việc lắng nghe và lặp lại sẽ tốt khi bạn sống trong một
môi trường mà hầu như mọi người sử dụng tiếng Anh. Ngược lại môi trường mà bạn đang sống có quá ít người sử dụng tiếng
Anh, cho nên việc lắng nghe và lặp lại
hầu như chỉ diễn ra trong giờ học, và nó dễ dàng bị lãng quên khi bạn không sử
dụng nó trong giao tiếp hàng ngày.
Do vậy, muốn phương pháp lắng nghe và lặp lại có hiệu quả bạn phải sử dụng thêm những yếu tố
hỗ trợ khác. Những tác nhân hỗ trợ này là gì? Chúng tôi sẽ trình bày ở những
phần sau
Bởi vì hai lí do đã nói ở trên mà phương pháp học cũ
không thể mang lại hiệu quả cao cho bạn trong học tập cũng như trong việc học
Anh văn. Và tất nhiên là sau đây, tôi và bạn sẽ cùng khám phá phương pháp học
tập hiệu quả hơn.